Kế hoạch hoạt động TTHTCĐ năm học 2013-2014
TTHTCĐ HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TTHTCĐ XÃ YÊN ĐỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc |
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG XÃ YÊN ĐỨC
Năm học: 2013-2014
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch:
1. Căn cứ các chỉ thị, nghị quyết
- Căn cứ Quyết định số 09/2008/QĐ/BGD-ĐT ngày 24 tháng 03 năm 2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn
- Căn cứ vào Kế hoạch số1264/UBND ngày 05/8/2012 của UBND huyện Đông Triều về củng cố và kiện toàn trung tâm học tập cộng đồng;
- Căn cứ vào kế hoạch số của phòng GD&ĐT Đông Triều về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của trung tâm học tập cộng đồng;
- Căn cứ kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 23 tháng 09 năm 2012 của BCĐ TTHTCĐ phòng GD&ĐT
- Căn cứ vào nghị quyết của Đảng bộ xã Yên Đức khóa XXV, chương trình công tác Đảng bộ, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo xã hội học tập xã Yên Đức, các ban, ngành, đoàn thể... năm 2013-2014, và tình hình thực tế của địa phương, thực hiện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 của xã Yên Đức.
2. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương
- TTHTCĐ xã Yên Đức nằm trên địa bàn một xã miền núi của huyện nằm ở phía Đông Nam huyện Đông Triều, cách Trung tâm huyện 15 km, được nối với quốc lộ 18A là đường 333 dài 4 km, đi qua trung tâm xã, có tổng diện tích đất tự nhiên 935,86 ha. Yên Đức có sông Đá Bạc chạy dọc theo chiều dài của xã là trên 6 km, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bến thủy nội địa, khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng, dịch vụ để phát triển kinh tế xã hội, cũng như phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn . Điều kiện tự nhiên, địa hình đa dạng, tài nguyên phong phú. Kinh tế phát triển khá toàn diện, tăng giá trị sản phẩm trên diện tích canh tác.
- Tình hình chính trị an ninh ổn định, giáo dục đào tạo được nâng cao. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đặc biệt quan tâm. Công tác tôn giáo được giữ vũng. Đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe có trình độ, năng động, sáng tạo. Nhân dân có truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng cầu tiến, tích cực, mong muốn được tìm hiểu, học hỏi: về pháp luật, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ,… xây dựng kinh tế gia đình, tham gia tích cực vào công tác thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2011 – 2015.
3. Các cơ sở giáo dục của địa phương, các điều kiện về sự phối kết hợp, đội ngũ GV, HDV, CSVC, tài chính..
Được sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự phối hợp các ban ngành đoàn thẻ, tổ chức xã hội của địa phương, đã triển khai kịp thời và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trên mọi lĩnh vực. Nhất là sự nhận thức đúng dắn, ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội , chất lượng văn hóa giáo dục có chuyển biến tích cực, phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa, ở các thôn khu. Vận động các doanh nghiệp, tô chức xã hội, tạo điều kiện để trung tâm học tập cộng đồng có tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất để đi vào hoạt động có nề nếp và đạt hiệu quả cao. Với mục tiêu : Không ngừng nâng cao dân trí, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục của xã Yên Đức
4. Nhu cầu học tập của nhân dân.
Nhận thức của nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực,có nhu cầu học tập, ham hiểu biết, tích cực học tập vận dụng vào thực tế cuộc sống và lao động sản xuất. Như chuyển giao khoa học kỹ thuật; tròng các giống lúa có năng xuất cao, nuôi trồng thủy sản, phát triển nghề phụ..; tìm hiểu pháp luật ; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; Thể dục thể thao, bảo vệ môi trường...
Căn cứ vào sự chỉ đạo của các cấp, tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu học tập của người dân xã Yên Đức, Ban giám đốc trung tâm học tập cộng đồng xã Yên Đức xây dựng kế hoạch hoạt động của trung tâm trong năm học 2013 - 2014 như sau:
II. Mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp :
1. Mục tiêu :
*. Mục tiêu chung:
a) Tạo ra những cơ hội học tập cho mọi người dân trong cộng đồng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển nguồn nhân lực cộng đồng.
b) Tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu học tập theo phương châm “cần gì học nấy”, giáo dục suốt đời cho mọi người.
c) Xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên ở cơ sở nhằm ai cũng được học hành, ai cũng có thể tham gia vào công việc giáo dục và học tập tại cộng đồng.
d) Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể các tổ chức xã hội để TT hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
* Mục tiêu cụ thể:
- Duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi , Nâng cao tỉ lệ PC THCS, Huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, huy động trẻ em trong độ tuổi phổ cập đã bỏ học ra lớp.
- Phối hợp giữã trung tâm với các trường học, doanh nghiệp, mời giảng viên trong và ngoài huyện về tập huấn , giảng dạy theo yêu cầu cụ thể:
+ Các chương trình tạo thu nhập (dạy nghề ngắn hạn, tập huấn về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…).
+ Các chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống (chuyên đề về sức khoẻ, dinh dưỡng, dân số - kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi trường, ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật…).
+ Các chương trình đáp ứng sở thích cá nhân (cắm hoa, thêu ren, nấu nướng, vẽ…).
+ Các chương trình chuẩn bị cho tương lai (ngoại ngữ, tin học…).
2. Chỉ tiêu :
2.1. Hoạt động về giáo dục:
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo mở lớp ngoại ngữ cho CB xã
- Tập huấn các lớp về phương pháp tổ chức các hội : Chi hội Chữ thập đỏ, Hội khuyến học, hòa giải cơ sở..
- Mở lớp: Nấu ăn( 1 lớp); GDPL(4 lớp); Chuyển giao KHKT(4 lớp)..............
2.2. Hoạt động về thông tin: Kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hộiTổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, nói chuyên thời sự , tổ chức tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, Tham gia các cuộc thi do ban, ngành, đoàn thể các cấp tổ chức; Tư vấn về cách phòng, chữa các loại bệnh theo mùa ở các trường học, các thôn; kế hoạch phòng, chữa bệnh, chăm sóc gia súc, gia cầm
2.3. Hoạt động về phát triển cộng đồng : Tham mưu với ban GĐ, lãnh đạo địa phương ra quyết định thành lập các nhóm phát triển cộng đồng trong điều kiện cho phép. Tuyên truyền vệ sinh môi trường, ..
2.4. Những hoạt động khác:
Kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, chủ các dự án, tuyên truyền đóng góp xây dựng quỹ từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, tìm hiểu lịch sử địa phương, thực hiện các nội dung tuyên truyền giáo dục truyền hống.
3. Các giải pháp:
3.1. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng: Tuyển truyền nâng cao nhận thức của CB Đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, mục đích, tác dụng hoạt động của TTHTCĐ trong năm học.Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phát động phong trào học tập ở các thôn.
3.2. Giải pháp về vận động, tổ chức các lớp học: tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội điều tra nhu cầu người học, tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương để tổ chức mở các lớp học, tao mọi điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia
3.3. Giải pháp về quản lý, điều hành: Tăng cường sự quản lý điều hành của BGĐ TT, phân công , phân nhiệm cụ thể ,động viên mọi thành viên tích cực hoàn thành trách nhiệm của mình
3.4. Giải pháp về cơ chế phối hợp: Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội của địa phương và cấp trên, đáp ứng kịp thời nhu cầu người học.
3.5. Giải pháp về xây dựng chương trình, nội dung hoạt động: Tham mưu với ban giám đốc dựa vào nhu cầu người học, tình hình thực tể của địa phương để xây dựng chương trình phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức hoạt động, kịp thời, phù hợp, tác dụng thiết thực
3.6. Giải pháp về CSVC và kinh phí hoạt động: Tham mưu với các cấp ủy, đảng, chính quyền địa phương tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của trung tâm có hiệu quả, đồng thời vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm chung tay, góp sức, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên về việc thực hiện các dự án tại địa phương. Sử dụng nguồn kinh phí, tiết kiệm, phù hợp đạt kết quả.
3.7. Giải pháp về xây dựng mạng lưới GV, HDV: Tăng cường đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, củng cố kiện toàn bộ máy lãnh đạo TTHTCĐ. Đảm bảo số lượng và chất lượng quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ.
3.8. Giải pháp về xây dựng nguồn tài liệu dạy và học: 3.9. Giải pháp về thi đua, kiểm tra, đánh giá(.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo định kỳ, kịp thời, chính xác những hoạt động diễn ra trong tháng, quý ; Phối hợp với hội khuyến học đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng.
3.10. Các giải pháp khác.
III. Tổ chức thực hiện :
1. Phân công nhiệm vụ
- Đ/c Giám đốc: Phụ trách chung
- Đ/c Phó GĐ( Khuyến học): Phụ trách hoạt động khối Đảng, chính quyền, đoàn thể...
- Đ/c Phó GĐ( Hiệu trưởng THCS): Phụ trách các hoạt động khối trường học
- Đ/c GV BP: Tham mưu ban GĐ lập kế hoạch, đôn đốc, theo dõi, thông tin, báo cáo..
- Đ/c Kế toán, Thủ quỹ: lập kế hoạch thu, chi kinh phí TT cho phù hợp
Các chương trình:
- GD Sức khỏe: Trạm trưởng Trạm y tế;
- GD Pháp luật: CC Tư pháp, CCB;
- GD văn hóa xã hội: Ban Văn hóa xã, Hội chữ thập đỏ, Hội LHPN;
- Chuyển Giao KHKT: Ban CNHTX, Hội nông dân TT; Hiệp hội nghề cá;
- GD môi trường: Đoàn TN;
- Bảo vệ vật nuôi: Ban thú y;
- Các hoạt động khác: Ban thông tin, Hội người cao tuổi.
Others:
- Kế hoạch công tác tháng 10/ 2013
- kế hoạch tổ chức khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013
- Kế hoạch công tác tháng 09/2013
- Kế hoạch công tác tháng 08/ 2013
- Kế hoạch công tác tháng 07 2013
- Kế hoạch công tác tháng 06/2013
- Kế hoạch công tác tháng 5- 2013
- Kế hoạc công tác tháng 4/2013
- Ké hoạch công tác tháng 03-2013
- Kế hoạch tháng 02/2013
- KẾ HOẠCH THÁNG 01/2013
- KẾ HOẠCH THÁNG 12
- KẾ HOẠCH THÁNG 11.
- KẾ HOẠCH THÁNG 10